Xem mạng xã hội không khởi sân

Xem mạng xã hội không khởi sân

Vậy mời quý độc giả của cuocsongtotdep.com tìm hiểu chủ đề: “Xem mạng xã hội không khởi tâm sân, qua những mẫu chuyện về Đức Phật”.

Tâm sân giận từ đâu mà có?

Tâm sân là khi sáu căn: căn mắt, căn tai, căn mũi, căn lưỡi, căn thân, căn ý tiếp xúc với sáu trần: sắc trần, thanh trần, hương trần, vị trần, xúc trần và pháp trần (thọ, tưởng, hành). Nếu sáu cảnh trần này không vừa ý, vừa lòng mình. Lập tức sinh ra cảm thọ khổ, sinh ra tâm sân giận. Ví dụ: Mắt thấy vợ bé ông chồng là nổi sân ngay.
Hiện nay, cuộc sống hiện đại giúp con người có thể tiếp xúc với nhiều người, nhiều thông tin hơn thông qua mạng xã hội. Thỏa mãn nhu cầu tò mò, thích biết (thức thực) của con người. Để thỏa mãn nhu cầu này, nhiều người viết bài đăng với nhiều nội dung phản cảm. Hay nội dung nhạy cảm, dễ gây tranh cãi, nhằm lôi kéo người xem bài, lượt comment.

Nhiều cảnh trần để sáu căn tiếp xúc, nhiều tâm phiền não sinh

Nhiều người đã bỏ rất nhiều thời gian để đọc những bài viết trên mạng đó. Rồi sinh ra nóng giận với những câu chuyện ở đâu đâu. Chẳng có liên quan gì với đời sống hiện tại của mình. Chưa nói đến nội dung câu chuyện và thông tin đó là chính xác chưa. Chỉ cần không đúng với quan điểm của mình thì nổi cơn giận, điên tiết, ôm cục tức vào người.

Học cách sống không giận, không hờn, không oán trách khi lướt mạng

Để giúp quý độc giả giảm bớt cái sân giận này, khi xem bài trên mạng. Xem nhưng vẫn bình thản, ai chết mặc ai. Ai đúng ai sai không ảnh hưởng thế giới vốn yên bình của mình. Không làm anh hùng bàn phím, hết nhiều chuyện nữa. Nhường cho mấy bạn hay sân si.

Vậy mời quý độc giả của Cuộc sống tốt đẹp tìm hiểu chủ đề: “Xem mạng xã hội không khởi tâm sân, qua những mẫu chuyện về Đức Phật”.

Tại sao tâm sân hận lại nổi lên khi ta xem một bài đăng

Tại vì, ta cho rằng nội dung trong bài đăng đó, có hành động mà ta cho là sai trái. Vậy cùng tìm hiểu lý do ta không cần phải sân giận nữa.

Thứ nhất: Đúng hay sai là so với cái gì? Đúng thì phải có đối tượng để so sánh, với ai, cái gì, quan điểm nào? Và sai cũng vậy, phải có đối tượng so sánh mới biết được. Vậy cụ thể là ta so với chính cái biết của ta. Ta cho là ta biết và cái biết của ta luôn đúng. Nhưng mỗi người có mỗi cái biết khác nhau và ai cũng cho cái biết của mình là đúng nhất.

Thứ hai: Nếu ta sân giận, ai là người chịu sự bực bội khó chịu đó. Trước tiên là bản thân ta bị khó chịu, cau có mặt mày, bị bệnh gan… Thứ hai là những người thân yêu bên cạnh chúng ta, phải nghe những lời không dễ chịu từ tâm đang sân hận của ta.

Thứ ba: Ta đánh mất rất nhiều thời gian cho những cuộc tranh luận không hồi kết. Mà thời gian là tài sản quý nhất. Khi tử thần đến, dùng mọi thứ khác ta cho là quý trong đời ra. Để đổi lấy một giây cũng không đổi được. Vậy mà ta không dành thời gian đó làm những việc ý nghĩa hơn. Lao vào tranh luận, cãi nhau vô ích, rồi cuối cùng chả có được cái gì.

Thứ tư: Hãy luôn nhớ ở đời có luật nhân – quả. Vụ trụ này ghi nhận hết không xót một ai, một việc gì. Ai làm thiện có quả thiện, ai làm ác có quả ác. Ta không cần phải nổi giận mà làm gì.

Câu chuyện Đức Phật

Xin chia sẽ cách Đức Phật vẫn bình thản không giận không buồn khi bị chửi.
Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh , họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

– Cồ-đàm có điếc không?

– Ta không điếc.

– Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

– Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

– Quà ấy về tôi chứ ai.

– Cũng vậy, ông chửi mà Ta không nhận thì những lời ấy thuộc về ai?

Đức Phật không nhận nên Ngài chẳng dính dáng gì. Người chửi tự nhớ, tự chịu, tự khổ. Chúng ta quý trọng Đức Phật ở chỗ Ngài cũng bị người ta chửi, nhưng bình thản không dao động, chớ đâu phải Ngài không bị chửi. Chẳng những Đức Thế Tôn không giận, không buồn mà còn thương người chửi nữa, vì biết họ nói bậy.

Hãy quan sát lấy tâm và thương nó

Phải chăng chúng ta đã quá dễ dãi với chính mình. Chỉ mới nghe một câu nghịch ý, là mình nổi sân ngay. Vô hình dung mình đã đem phiền não, cơn giận vào tâm mình mà không hay. Trước khi đọc bài, tâm ta bình yên, thanh thản lắm. Bây giờ, đọc xong tự nhiên thọ nhận, tâm sân giận vào tâm mình. Như một người, mới sáng sớm đã cầm cây chổi quét rác vào nhà mình vậy. Người đời quả là vô minh…
Vì vậy trước khi bấm comment hãy dừng lại một chút, ta có nên thọ nhận nó không, hay cứ để những người gieo nghiệp họ tự nhận.

Thêm một câu chuyện nữa về Đức Phật:

Lần khác, Phật đi khất thực cũng một thầy Bà-la-môn kêu tên Ngài chửi, Phật vẫn ung dung đi. Cuối cùng Bà-la-môn kia chạy lên chặn đường Đức Phật:

Cồ-đàm, ông thua tôi chưa?

Phật liền nói bài kệ:

Người hơn thì thêm oán,

Kẻ thua ngủ không yên.

Hơn, thua hai đều xả,

Người ấy được ngủ yên.

Người nào không nghĩ hơn thua mới ngủ yên. Nếu thấy mình thua, thì oán hờn người hơn, tức quá ngủ không yên. Nếu hơn người thì bị người oán. Vì vậy Đức Phật dạy: “Hơn thua hai đều xả, người ấy được ngủ yên”. Sở dĩ chúng ta cung kính quý trọng Đức Phật, vì đứng trước ngang trái Ngài luôn nhẫn nhịn được.

Cảm ơn quý độc giả đã bỏ thời gian quý báu để cùng cuộc sống tốt đẹp theo dõi chủ đề: “Xem mạng xã hội không khởi sân”. Chúc quý độc giả Thân an -Tâm lạc vạn sự cát tường, luôn luôn an bình trong ánh từ quang của Mười Phương Chư Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Bài viết được đề xuất

5 Bình luận

  1. Tâm sân giận từ đâu mà có?
    Tâm sân là khi sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp trần (thọ, tưởng, hành). Nếu sáu cảnh trần này không vừa ý, vừa lòng mình. Lập tức sinh ra cảm thọ khổ, sinh ra tâm sân giận. Ví dụ: mắt thấy vợ bé ông chồng là nổi sân ngay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pin It on Pinterest