Vô thường trong Đạo Phật có giá trị gì?

Vô thường trong Đạo Phật

Chào quý độc giả, cuocsongtotdep.com cùng tìm hiểu Chủ đề: Vô thường trong Đạo Phật có giá trị gì?

Vô thường là gì?

Vô thường là một trong những học thuyết nền tảng của Đạo Phật, được đề cập trong Tam pháp Ấn: Vô thường – Khổ – Vô ngã.

“Vô” trong “vô thường” tức là “không” hoặc “không thật”. Còn từ “thường” trong vô thường tức là “bền vững” hoặc “thường còn”. Hiểu về mặt từ ngữ thì vô thường là không bền vững.

“Vô” là không, “Thường” nghĩa là thường còn. Vô thường nghĩa là không thường còn, không đứng yên một chỗ, dù nhỏ bé như hạt cát hay lớn như sơn hà đại địa cũng phải chịu sự tan rã và biến hoại của thời gian.

Kinh điển Phật giáo nhắc tới thuyết vô thường rất nhiều, điển hình như câu nói “đời là vô thường”. Phật Giáo khẳng định rằng, toàn bộ sự sống đều không bền vững. Không có gì tồn tại mãi mãi, không có ngoại lệ. Mọi thứ từ vật chất đến tinh thần đều chịu sự chi phối và ảnh hưởng bởi thời gian.

Mọi sự vật, hiện tượng tồn tại đều là Nhân – Duyên

Đức Phật nêu lên mọi thứ trên đời đều là Nhân – Duyên. Một vật tồn tại thì đủ duyên hợp lại, một vật tan rã cũng đủ duyên mới rã. Vậy bản chất một vật nó không đứng riêng lẻ, mà là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành khi duyên đủ. Chính cái nhân duyên sẽ quyết định vật này có tồn tại hay không tồn tại nữa, vậy vô thường là biến đổi không ngừng theo nhân duyên. Nếu không có biến đổi thì mọi thứ cứ còn hoài và không thay đổi, điều đó là không thể.

Vô Thường của có hai mặt của nó

Mặt Tiêu cực vô thường

Con người ai cũng vậy, sinh ra lớn lên rồi già yếu, bệnh tật và chết đi. Vì nhận ra đời vốn là vô thường biến đổi có sinh ắc có tử. Sinh, trụ, dị, diệt hay thành, trụ, hoại, không là quy luật của tự nhiên vạn vật đều phải chịu. Trên hiện tượng này, mọi người nhìn thấy vô thường thật tàn nhẫn không có gì ở trên đời này là trường tồn. Mọi sự đều bị vô thường tàn lụi cuối cùng cũng chỉ là không. Nên sinh ra tâm trạng tiêu cực rằng vô thường là xấu xí.

Nhưng con người không thấy được đời là vô thường. Luôn luôn muốn cái gì mình yêu, mình thích còn hoài, mãi mãi không mất. Không nhận thấy mọi thứ là vô thường có rồi mất, mất rồi có. Đủ duyên thì nó đến hết duyên thì nó đi.

Quán vô thường để thêm trân quý giây phút hiện tại. Luôn yêu thương người thân và bạn bè, các mối quan hệ xung quanh. Khi hiểu được vạn vật vô thường, nên ta hiểu người sống như ngọn đèn trước gió. Không biết tắt lúc nào. Để ta quay về quan tâm những thứ thiết thực hơn. Không chạy theo tâm tham, sân, si … mê mờ trong biển dục, danh lợi thế gian.

Mặt tích cực vô thường

Thế nhưng, Đạo Phật đã chỉ ra vô thường luôn có ý nghĩa tích cực của nó. “Nhờ vô thường mà mọi sự vật mới có cơ hội, đời sống nhờ vô thường mới hiện hữu. Nếu hạt bắp không vô thường thì hạt bắp không bao giờ có thể biến thành một cây bắp. Nếu không vô thường thì cây bắp không thể cho ta trái bắp để ăn được. Nếu con gái quý vị không thay đổi thì nó không thể lớn lên để trở thành một phụ nữ. Và cháu bạn sẽ không bao giờ ra đời…” – Trích từ “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” của thiền sư Nhất Hạnh

Quán vô thường để làm gì?

Khi nhận thức được vô thường, con người sống thảnh thơi tự tại. không quá vui khi mọi thứ suôn sẻ, cũng không đau khổ tuyệt vọng khi cuộc sống không như ý.

Đức Phật là bậc toàn giác. Ngài đã dùng pháp vô thường chỉ cho chúng sanh thấy rõ, để tìm con đường cứu cánh cho mình, cho người thoát khỏi sanh tử khổ đau.

Đức Phật dạy: “Tất cả những gì trên thế gian này đã biến đổi, hư hoại đều là vô thường.”
Cũng giống như câu nói nổi tiếng “ Không ai tắm hai lần trên một dòng sông” của triết gia Heraclitus. Dù vẫn là một con sông đó nhưng bản chất là nước sông của ngày hôm nay đã khác với nước sông của ngày hôm qua

Cuộc đời vô thường là gì?

Khi nói đến Vô thường chúng ta đề cập đến ba yếu tố đó là: Thân vô thường, Tâm vô thường và hoàn cảnh vô thường.

Thân vô thường:

Thân theo khoa học: một giây có ngàn tỷ tế bào sinh ra và chết đi, vậy thân này luôn luôn biến đổi không ngừng, thay đổi là vô thường.

Thân này được cấu tạo từ 4 đại: Đất, nước, gió, lửa đủ duyên nên có cái thân. Mà vạn vật đều là vô thường, thì cái hợp thành từ cái vô thường thì làm sao mà không vô thường được.

Tâm vô thường

Tâm cũng vô thường và biến đổi: Tâm thì vô thường liên tục không ngừng nghỉ nên gọi “tâm viên ý mã” Tâm như con khỉ chuyền cành, ý như con ngựa rông chơi. Tâm sinh khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần. Mà các cảnh trần thì muôn trùng, muôn vạn. Thì tâm sinh khởi cũng muôn trùng muôn khởi.

Khi thấu được Tâm là vô thường biết đổi. Đức Phật dạy quán tâm để Tâm tỉnh thức, quay về nhìn thấu tâm chính mình. Không để tâm phóng dật chạy nhảy.

Hoàn cảnh vô thường

Cho nên Đức Phật dạy, ở đời có bốn việc không thể tồn tại lâu dài, bốn việc đó là gì?

  • Trường tồn phải hoại diệt
  • Giàu sang phải nghèo hèn
  • Hòa hợp phải tan hoại
  • Khỏe mạnh rồi phải chết

Tóm lại, vô thường là định luật chi phối tất cả mọi hiện tượng sự vật từ thân, tâm cho đến hoàn cảnh.

Lợi ích hiểu triết lý vô thường

Hiểu được vô thường, chúng ta sẽ bình thản trước những biến chuyển, đổi thay của cuộc đời, không còn đau khổ trước cảnh tử biệt sinh ly.
Thấy được vô thường con người dám hy sinh tài sản, sinh mạng của mình để làm nhiều việc có ý nghĩa thiết thực. Ngộ được vô thường chúng ta mới không còn đam mê những thú vui tạm bợ. Biết tu tập chuyển hóa tự thân, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành Thánh. Có như thế chúng ta mới hướng đến một đời sống tâm linh cao thượng

Thực hành Quán vô thường

Thực tập vô thường cũng sẽ giúp ta bớt tuyệt vọng, chán nản trước những điều bất như ý. Khi biết mọi thứ là vô thường, ta sẽ càng cần sống hết mình với hiện tại. Cố gắng từng chút một để được chuyển hóa, tạo ra thành tựu tốt hơn trong tương lai.
Thực tập quán chiếu vô thường hàng ngày cũng sẽ giúp ta diệt trừ tham, sân, si. Bởi khi biết mọi điều là vô thường. Ta sẽ cảm nhận mọi thứ bằng tuệ giác, không bị phụ thuộc, không bị si mê, giảm ham muốn chiếm hữu của cá nhân. Gom của cải chất thành núi, lo cho con, cho cháu, cho chít… (Mà ngay bản thân ta có biết được mấy đời ông cố, ông tổ…) Vậy mà làm mọi việc tà ác để gom, ôm nghiệp hận ngàn đời thì sao? Vô thường đến trở về không. Mang theo nghiệp để dọa trong 6 nẻo ác.

Cảm ơn quý độc giả! Đã cùng Cuộc sống tốt đẹp tìm hiểu chủ đề quan trọng: “Vô thường trong Đạo Phật có giá trị gì?” Chúc quý độc giả Thân an – Tâm lạc an vui trong ánh từ quang của Mười Phương Chư Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Bài viết được đề xuất

9 Bình luận

  1. Vô thường là gì?
    Vô thường là một trong những học thuyết nền tảng của Đạo Phật, được đề cập trong Tam pháp Ấn: Vô thường – Khổ – Vô ngã.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pin It on Pinterest