Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ

Kinh Phạm Vọng - Kinh Trường Bộ PDF

Chúng sinh còn phước duyên nên vẫn còn giữ được Những lời Phật Thuyết. Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF. Một bài kinh Đức Phật dạy hạnh là Thánh mà Đức Phật luôn giữ gìn. Bài Kinh Phạm Võng bác bỏ 62 luận chấp Ngoại đạo đương thời. Quý Phật tử đọc kỹ và tìm hiểu thật kỹ những từ mà Đức Phật sử dụng, hiểu để sống đúng như Phật, thực hành hằng ngày và giải thoát. Cuộc sống tốt đẹp chúc quý Phật tử Thân an – Tâm lạc.

Tóm Tắt nội dung Kinh Phạm Vọng:

1. Cách Đức Phật phản ứng điềm tỉnh trước lời Khen – Chê:

1. Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường giữa Ràjagaha (Vương Xá) và Nalandà, cùng với đại chúng Tỷ-kheo khoảng năm trăm vị. Lúc bấy giờ có Suppiya du sĩ ngoại đạo cũng đi trên con đường giữa Ràjagaha và Nalandà cùng với đệ tử, thanh niên Brahmadatta. Suppiya, du sĩ ngoại đạo dùng vô số phương tiện hủy báng Phật, hủy báng Pháp, hủy báng Tăng. Còn đệ tử của du sĩ ngoại đạo Suppiya, thanh niên Brahmadatta, lại dùng vô số phương tiện tán thán Phật. Tán thán Pháp, tán thán Tăng. Như vậy cả hai thầy trò nói những lời hoàn toàn tương phản nhau trong khi đi sau lưng đức Phật và chúng Tỷ-kheo. ….

Khen

5. – Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng. Các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng. Và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi. Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn. Thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?
– Bạch Thế Tôn, không thể được!
– Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng. Các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thậtkhông đúng sự thật: – “Như thế này, điểm này không đúng sự thật; Như thế này, điểm này không chính xác; Việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi”.

Chê

6. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp, hay tán thán Tăng. Thời các ngươi không nên hoan hỷ, vui mừng, tâm không nên thích thú. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng. Mà nếu các ngươi hoan hỷ, vui mừng và thích thú thời sẽ có hại cho các ngươi. Này các Tỷ-kheo, nếu có người tán thán Ta, tán thán Pháp hay tán thán Tăng. Thời các ngươi hãy công nhận những gì đúng sự thậtđúng sự thật: “Như thế này, điểm này đúng sự thật, như thế này, điểm này chính xác. Việc này có giữa chúng tôi, việc này đã xảy ra giữa chúng tôi”.

2. Kẻ phàm phu tán thán Như Lai chỉ thuộc về Giới luật:

Tiểu Giới:

Thực hiện mười điều thiện, từ bỏ mười điều ác. Thân – Khẩu – Ý luôn thanh tịnh.

– Từ bỏ sát sanh.

– Từ bỏ lấy của không cho.

– Từ bỏ tà hạnh.

– Từ bỏ nói láo.

– Từ bỏ nói hai lưỡi.

– Từ bỏ nói lời độc ác.

– Từ bỏ nói lời ỷ ngữ (lời phù phiếm).

– Từ bỏ không làm hại các hột giống và các loại cây cỏ. Từ bỏ không ăn phi thời, từ bỏ không đi xem múa hát nhạc diễn kịch. Từ bỏ không dùng trang sức bằng vòng hoa. Từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn. Từ bỏ không nhận các tài sản …

Trung Giới:

Khước từ mọi lợi dưỡng của thế gian, thanh tịnh trong hạnh thiểu dục tri túc. Sống giản dị, tinh khiết chánh hạnh, tịnh ngữ.

– Không làm hại hột giống hay cây cối nào.

– Từ bỏ không cất chứa các đồ vật.

– Từ bỏ các loại du hí không chân chánh.

– Từ bỏ đánh bài và các loại giải trí.

– Từ bỏ không dùng các giường cao và giường lớn.

– Từ bỏ không dùng các loại trang sức và mỹ phẩm.

– Từ bỏ không nói những câu chuyện vô ích, tầm thường.

– Từ bỏ những cuộc biện luận tranh chấp.

– Từ bỏ không cho đưa các tin tức và tự đứng làm môi giới.

– Từ bỏ không lừa đảo và siểm nịnh.

Đại Giới:

Nuôi mạng chân chánh, không vì phục vụ theo thị hiếu của người đời, chánh mạng thuần khiết.

– Tránh xa tự nuôi sống bằng những tà hạnh: như xem tướng tay chân. … Khoa cầu thần ban phước, khoa cầu ma quỷ, khoa dùng bùa chú khi ở trong nhà bằng đất.

– Tránh xa tự nuôi sống bằng những tà mạng. Như sắp đặt ngày lành để rước dâu hay rể, lựa ngày giờ tốt để hòa giải. Lựa ngày giờ tốt để chia rẽ, lựa ngày giờ tốt để đòi nợ. Lựa ngày giờ tốt để mượn hay tiêu tiền. Dùng bùa chú để giúp người được may mắn, dùng bùa chú … hỏi phù đồng, thiếu nữ, hỏi thiên thần để biết họa phước. Thờ mặt trời, thờ đại địa, phun ra lửa, cầu Siri thần tài.

tóm lượt

– Tránh xa tự nuôi sống bằng những tà mạng: Như dùng các ảo thuật để được yên ổn, để tìm đất tốt làm nhà, để cầu phước cho nhà mới, làm thầy thuốc mổ xẻ, …

Đây là bài Kinh Rất Quan trọng và cũng rất khó tiếp thu đối với nhiều người Phật tử. Nhưng Quý Phật tử cố gắng đọc hết để hiểu và từ bỏ những tà kiến nguy hiểm này. Giúp phá bỏ Giới Cấm Thủ một trong ba chi để chứng Quả Dự Lưu: “Thân kiến, Giới Cấm Thủ, Nghi”

62 loại Tà kiến:

Luận bàn về quá khứ tối sơ có mười tám luận chấp, luận bàn về tương lai có bốn mười bốn luận chấp.

Luận bàn về quá khứ tối sơ có mười tám luận chấp:

1. Thường trú luận, chấp rằng: “Bản ngã về thế giới là thường còn” với bốn luận chấp.

2. Một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn đối với một hạng hữu tình và vô thường đối với một hạng hữu tình khác, với bốn luận chấp.

3. Hữu biên Vô biên luận, chấp thế giới là Hữu biên Vô biên với bốn luận chấp.

4. Ngụy biện luận. Khi bị hỏi vấn đề này hay vấn đề khác dùng những lời ngụy biện trườn uốn như con lươn với bốn luận chấp.

5. Vô nhân luận, chấp bản ngã và thế giới do vô nhân sanh với hai luận chấp.

Luận bàn về tương lai có bốn mươi bốn luận chấp:

1. Hữu tưởng sau khi chết, chấp bản ngã có tưởng sau khi chết với mười sáu luận chấp.

2. Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã không có tưởng sau khi chết với tám luận chấp.

3. Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng luận sau khi chết, chấp bản ngã phi hữu tưởng phi vô tưởng với tám luận chấp.

4. Ðoạn diệt luận, chấp trước sự đoạn diệt, sự tiêu thất, sự hủy hoại của loài hữu tình với bảy luận chấp.

5. Hiện tại Niết Bàn luận, chấp trước sự tối thượng hiện tại Niết Bàn của loài hữu tình với năm luận chấp.
Chúc Quý Phật tử Thân an – Tâm lạc trên bước đường Tu tập.

Nguyên nhân phát sanh tà kiến dẫn đến tà thuyết:

Do Tham Ái chi phối tác động.

Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Chủ trương ấy là kinh nghiệm cá nhân, là sự không biết, không thấy, sự cảm thọ của những Sa-môn, Bà-la-môn, là sự kích thích, dao động, xuyên tạc của những vị bị tham ái chi phối.

Do không phòng hộ các căn

57. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Chủ trương ấy phát khởi do sự xúc chạm (của các căn).

Do không thấu triệt 5 bản chất Pháp Hữu Vi

70. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ, luận bàn về tương lai, luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Những vị này không có thể cảm thọ những chủ trương trên, nếu không có cảm xúc.

Do không thấu triệt bản chất Pháp Hữu Vi

71. Này các Tỷ-kheo, ở đây có những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Thường trú luận, chấp bản ngã và thế giới là thường còn với bốn luận chấp; Những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương một phần Thường trú luận, một phần Vô thường luận; Những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Ngụy biện luận; Những Sa-môn, Bà-la-môn, chủ trương Vô nhân luận; Những Sa-môn, Bà-la-môn, luận bàn về quá khứ tối sơ.

Những Samôn, Bà-la-môn chủ trương Hữu tưởng luận sau khi chết. Những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Vô tưởng luận sau khi chết; Những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Phi Hữu tưởng Phi Vô tưởng sau khi chết; Những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương Ðoạn diệt luận; Những Sa-môn, Bà-la-môn chủ trương hiện tại Niết Bàn luận;

Do duyên tham ái có 62 tà kiến

Những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về quá khứ tối sơ; Những Sa-môn, Bà-la-môn luận bàn về tương lai. Chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai. Đề xướng nhiều sở kiến sai khác với sáu mươi hai luận chấp. Tất cả những vị này có những cảm thọ (những chủ trương trên) do sự xúc chạm qua sáu xúc xứ. Do duyên với những cảm thọtham ái phát khởi; do duyên tham ái, thủ phát khởi; do duyên thủ, hữu phát khởi; do duyên hữu, sanh phát khởi, do duyên sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não phát khởi. Này các Tỷ-kheo, khi Tỷ-kheo như thật biết sự tập khởi, sự diệt trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sáu chỗ xuất xứ, vị ấy sẽ có một sự hiểu biết vượt ra ngoài những điều trên.

Bao phủ trong lưới của sáu mươi hai luận chấp:

72. Này các Tỷ-kheo, có những Sa-môn, Bà-la-môn nào luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, y cứ vào quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác tất cả những vị này đều bị bao trùm bởi lưới của sáu mươi hai luận chấp này, dầu chúng nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.

Này các Tỷ-kheo, cũng ví như người đánh cá lành nghề hay người học đánh cá vung lưới trên mặt hồ nước nhỏ có mắt sít sao. Người ấy nghĩ: “Những con cá lớn ở trong hồ nước nhỏ này, tất cả chúng đều bị bao phủ trong tấm lưới này, dầu chúng có nhảy vọt lên, chúng vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây”.
Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, những Sa-môn, Bà-la-môn nào, luận bàn về quá khứ tối sơ, hay luận bàn về tương lai, hay luận bàn về quá khứ tối sơ và tương lai, chấp kiến về quá khứ tối sơ và tương lai, đề xướng nhiều sở kiến sai khác, tất cả những vị này đều bị bao phủ trong lưới của sáu mươi hai luận chấp này; dầu có nhảy vọt lên, những vị này vẫn bị hạn cuộc bao phủ ở nơi đây.

Niết bàn

73. Này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến đời sống khác đã bị chấm dứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người còn có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung, thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.
Này các Tỷ-kheo, như nhánh có một chùm, xoài bị chặt đứt, tất cả trái xoài dính với nhánh ấy đều bị chung một số phận với nhánh kia. Cũng như vậy này các Tỷ-kheo, thân của Như Lai còn tồn tại, nhưng cái khiến đưa đến một đời sống khác đã bị chặt đứt. Khi thân của vị này còn tồn tại thời chư Thiên và loài Người có thể thấy thân ấy. Khi thân hoại mạng chung thời chư Thiên và loài Người không thể thấy được.

Thế Tôn đặt pháp môn này gọi là Phạm Võng

74. Khi nghe nói vậy, đại đức Ananda bạch đức Thế Tôn:
– Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Pháp môn này gọi là gì, bạch Thế Tôn?
– Này Ananda, pháp môn này gọi là “Lợi Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Pháp Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Phạm Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Kiếm Võng”, hãy như vậy mà phụng trì; gọi là “Vô thượng Chiến thắng”, hãy như vậy mà phụng trì.
Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi kinh này được truyền thuyết, một ngàn thế giới đều rung động.
-ooOoo

Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi

Mười hai nhân duyên, hay Duyên khởi, là một giáo lý rất đặc thù, là điểm xác định sự khác biệt giữa Phật giáo với các tôn giáo khác. Nó là cốt lõi của nhân sinh quan Phật giáo, được đề cập nhất quán trong tất cả các kinh điển. Nhận thức rõ về giáo lý Mười hai nhân duyên sẽ giúp người học Phật hiểu cặn kẽ hơn về các vấn đề khác như nghiệp, luân hồi, tái sinh, nhân quả… đồng thời gợi mở một hướng sống tích cực cho mỗi cá nhân trong hiện tại.

Duyên Sanh

Như vậy này các Tỷ-kheo, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sanh; sanh duyên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não được khởi lên. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi.

Duyên Diệt

Nhưng do sự ly tham, đoạn diệt vô minh một cách hoàn toàn, nên hành diệt. Do hành diệt nên thức diệt. Do thức diệt nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt. Do sáu xứ diệt nên xúc diệt. Do xúc diệt nên thọ diệt. Do thọ diệt nên ái diệt. Do ái diệt nên thủ diệt. Do thủ diệt nên hữu diệt. Do hữu diệt nên sanh diệt. Do sanh diệt nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não đều diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.

Quý Phật tử muốn xem và nghe Toàn Bộ Kinh Nikaya Nam Truyền Vẫn Giữ Những Lời Phật Thuyết: Thỉnh Kinh

Sống Tỉnh Thức trong Đạo Phật được hiểu như thế nào?

Vô thường trong Đạo Phật có giá trị gì?

Hiểu đúng Khổ trong Đạo Phật là gì?

Xem mạng xã hội không khởi sân

Quý Phật Tự tải file về để đọc trọn bộ Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ PDF- Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ nhé. Chúc Quý Phật tử Thân an – Tâm lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Bài viết được đề xuất

6 Bình luận

  1. […] Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ […]

  2. […] Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ […]

  3. […] Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ […]

  4. […] Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ […]

  5. […] Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ […]

  6. […] Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pin It on Pinterest