78. KINH SAMANAMANDIKÀ (Samanamandikàputta Sutta) – Trung Bộ

78. KINH SAMANAMANDIKÀ (Samanamandikàputta Sutta) - Trung Bộ

Chúng sinh còn phước duyên nên vẫn còn giữ được Những lời Phật Thuyết. Kinh 78. KINH SAMANAMANDIKÀ (Samanamandikàputta Sutta) – Trung Bộ. Tạng Kinh Nikaya – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF. Quý Phật tử đọc kỹ và tìm hiểu thật kỹ những từ mà Đức Phật sử dụng, hiểu để sống đúng như Phật, thực hành hằng ngày và giải thoát. Cuộc sống tốt đẹp chúc quý Phật tử Thân an – Tâm lạc.

Tóm tắt nội dung chính 78. KINH SAMANAMANDIKÀ (Samanamandikàputta Sutta) – Trung Bộ:

Này thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp. Người ấy sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Chánh Trí (4 trí một pháp):

Bất Thiện Giới:

Ta nói rằng, những pháp này, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện giới. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những bất thiện giới cần phải được người ấy hiểu là từ đây sanh (Itosamutthana). Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện giới được diệt trừ không có dư tàn.

Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới. (Giống Tứ thánh đế: hiểu về Khổ, khổ tập, khổ diệt, con dường diệt khổ. Tượng tự hiểu Bất thiện giới: Thế nào là Bất thiện giới, Bất thiện giới sinh từ đâu. Bất thiện giới diệt trừ không dư tàn, Con đường thực hành diệt trừ Bất thiện giới.) Đây là Chánh trí một Pháp.

Thiện Giới:

Ta nói rằng, này Thợ mộc, những pháp này cần phải được người ấy hiểu là những thiện giới. Ta nói rằng, này Thợ mộc, những thiện giới cần phải được người ấy hiểu là từ đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu là những thiện giới được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện giới. (Tương tự hiểu đúng (Chánh kiến) theo 4 trí về Thiện giới (chánh trí).

Bất Thiện Tư Duy:

Ta nói rằng, này Thợ mộc, những (pháp) này cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những bất thiện tư duy từ nơi đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu các bất thiện tư duy được diệt trừ không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy. (Tương tự hiểu đúng (Chánh kiến) theo 4 trí về Bất thiện tư duy (chánh trí).

Thiện Tư Duy:

Ta nói rằng, này Thợ mộc, những pháp này cần phải được người ấy hiểu là những thiện tư duy. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là những thiện tư duy từ nơi đây sanh. Ta nói rằng, này Thợ mộc, ở đây, cần phải được người ấy hiểu là các thiện tư duy được trừ diệt không có dư tàn. Ta nói rằng, này Thợ mộc, cần phải được người ấy hiểu là thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy.

Chánh Kiến: (hiểu đúng một pháp)

Bất Thiện Giới là gì?

Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện giới? Thân nghiệp bất thiện (Tà nghiệp), khẩu nghiệp bất thiện (Tà ngữ), nếp sống ác (Tà mạng). Những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện giới.

Bất thiện giới sanh khởi từ đâu?

Và này Thợ mộc, những bất thiện giới này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến, cần phải trả lời từ tâm sanh khởi. Thế nào là tâm? Tâm có nhiều loại, đa chủng, sai biệt. Tâm có tham, có sân, có si, từ đây những bất thiện giới sanh khởi.

Bất thiện giới dược trừ diệt không có dư tàn:

Và này Thợ mộc, những bất thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, một Tỷ-kheo, sau khi đoạn trừ thân ác hạnh, tu tập thân thiện hạnh. Sau khi đoạn trừ khẩu ác hạnh, tu tập khẩu thiện hạnh. Sau khi đoạn trừ ý ác hạnh, tu tập ý thiện hạnh. Sau khi đoạn trừ nếp sống ác sinh sống với nếp sống chánh. Ở đây, những bất thiện giới ấy được trừ diệt không có tàn dư.

Con đường thực hành diệt trừ Bất thiện giới:

Thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới? Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn, nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm. Khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không được sanh khởi. Khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm. Khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt;

Khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi. Khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì. Không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn (Tứ chánh cần hay Chánh tinh tấn). Sự thực hành như vậy, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện giới.

Kiến giải cá nhân:

Muốn Thực hành Tứ chánh cần. Đầu tiên phải có chánh niệm (Tứ niệm xứ) để phân biệt rõ các pháp sinh ra trên Thân – Thọ – Tâm – Pháp. Thứ 2 phải có chánh kiến để biết pháp nào là ác, bất thiện pháp, pháp nào là thiện pháp. Thứ 3 phải có chánh định để định tâm trên một pháp hiện hữu, không chánh định tâm phóng dật.

Thứ 4 dùng pháp Như lý tác ý pháp đó. Nếu pháp ác, bất thiện chưa sinh không được sanh khởi. Ác, bất thiện đã sanh được trừ diệt. Thiện pháp chưa sanh được sanh khởi; Thiện pháp đã sanh được tăng trưởng. Muốn thành tựu bất thiện giới cần đoạn diệt: “Tà nghiệp, Tà ngữ, ý ác hạnh (có tham – có sân – có si), Tà mạng.” Tăng trưởng: “Chánh nghiệp, chánh ngữ, ý thiện hạnh (không tham – không sân – không si), chánh mạng.”

Thiện giới là gì?

Và này Thợ mộc, thế nào là thiện giới? Thân nghiệp thiện (Chánh nghiệp), khẩu nghiệp thiện (chánh ngữ), nếp sống thanh tịnh mạng (chánh mạng). Những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện giới.

Thiện giới sanh khời từ đâu?

Và này Thợ mộc, những thiện giới này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến, cần phải trả lời là tự tâm sinh khởi. Thế nào là tâm? Tâm có nhiều loại, đa chủng, sai biệt. Tâm không tham, không sân, không si, từ đây những thiện giới sanh khởi.

Thiện giới được trừ diệt, không có dư tàn

Và này Thợ mộc, những thiện giới này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, vị Tỷ-kheo có giới hạnh, và không chấp trước giới (silamayo), và vị này như thật tuệ tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát (Chánh giải thoát). Ở đây, những thiện giới ấy được trừ diệt, không có dư tàn.

Con đường thực hành trừ diệt thiện giới

Thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến trừ diệt các thiện giới? Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn, nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các ác, bất thiện pháp, chưa sanh không được sanh khởi. Khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt;

Khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi; khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm. Khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn (Tứ chánh cần hay chánh tinh tấn). Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện giới.

Tà tư duy là gì:

Và này Thợ mộc, thế nào là bất thiện tư duy (Tà tư duy)? Dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Pháp này, này Thợ mộc, được gọi là bất thiện tư duy.

Tà tư duy sanh khởi từ đâu?

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến. Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi. Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng, từ đấy những bất thiện tư duy sanh khởi.

Tà tư duy được trừ diệt, không có dư tàn

Và này Thợ mộc, những bất thiện tư duy này từ đâu được trừ diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Ở đây, những bất thiện tư duy được trừ diệt, không có dư tàn.

Con đường thực hành đưa đến diệt trừ Tà tư duy

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy? Ở đây, vị Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không được sanh khởi… khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt;

Khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi. Khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm. khiến cho các thiện pháp đã sanh có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn (Tứ chánh cần hay chánh tinh tấn). Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các bất thiện tư duy.

Chánh tư duy là gì?

Này Thợ mộc, thế nào là thiện tư duy (Chánh tư duy)? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy; những pháp này, này Thợ mộc, được gọi là thiện tư duy.

Chánh tư duy sanh khởi từ đâu?

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này sanh khởi như thế nào? Sự sanh khởi của chúng cũng được nói đến. Cần phải trả lời là từ tưởng sanh khởi. Thế nào là tưởng? Tưởng có nhiều loại, đa chủng, sai biệt: ly dục tưởng, vô sân tưởng, bất hại tưởng, từ đấy sanh khởi là những thiện tư duy.

Chánh tư duy dược diệt, không còn dư tàn

Và này Thợ mộc, những thiện tư duy này từ đâu được diệt, không có dư tàn? Sự trừ diệt của chúng cũng được nói đến. Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Ở đây, những thiện tư duy ấy được trừ diệt không có dư tàn.

Con đường thực hành đưa đến diệt trừ chánh tư duy

Và sự thực hành như thế nào, này Thợ mộc, là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy? Ở đây, Tỷ-kheo khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm khiến cho các ác, bất thiện pháp chưa sanh không có sanh khởi… Khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt… ;

Khiến cho các thiện pháp chưa sanh nay được sanh khởi. Khởi lên ý muốn nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, sách tấn tâm, khiến cho các thiện pháp đã sanh, có thể duy trì, không có mơ hồ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn (Tứ chánh cần hay chánh tinh tấn). Sự thực hành như vậy là sự thực hành đưa đến diệt trừ các thiện tư duy.

Và này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp này, người ấy được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Ở đây, này Thợ mộc, vị Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát.

Này Thợ mộc, Ta chủ trương rằng một người thành tựu mười pháp này sẽ được thiện cụ túc, thiện tối thắng, là bậc Sa-môn thành đạt tối thượng, vô năng thắng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Thợ mộc Pancakanga hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Quý Phật tử muốn xem và nghe Toàn Bộ Kinh Nikaya Nam Truyền Vẫn Giữ Những Lời Phật Thuyết: Thỉnh Kinh

Một số bài Kinh khác:

Kinh Sa Môn Quả – Trường Bộ Kinh – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kinh Tam Minh – Trường Bộ Kinh – Hòa Thường Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kinh Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ

Kinh Lohicca (Lô-Hi-Gia) – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ Kinh

Đế Thích Sở Vấn – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Quý Phật Tự tải file về để đọc trọn bộ 78. KINH SAMANAMANDIKÀ – Trung Bộ (Tạng kinh Nikaya) PDF – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ nhé. Chúc Quý Phật tử Thân an – Tâm lạc.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Bài viết được đề xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pin It on Pinterest