Giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh

Chào quý độc giả hay cùng cuocsongtotdep.com tìm hiểu chủ đề: Giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh không tạo nghiệp Để có cái nhìn rõ ràng hơn, giúp ta tạo nhiều phước báu trong cuộc đời.

Thân tạo nghiệp ở đây là nói đến những hành động do thân gây ra. Thân là cái ta dùng hằng ngày, nó bao gồm tất cả các bộ phận trên cơ thể chúng ta.

Thân gieo nghiệp bằng cách nào?

Trong cuộc sống hằng ngày, lo cơm áo gạo tiền con người phải thân này để làm việc, thân phải ăn uống. Đức Phật dạy có 4 cách làm ở đời: làm lợi mình hại người, làm lợi mình lợi người, làm hại mình lợi người hay làm hại cả hai.

Trong cuộc sống trước khi làm việc gì, luôn dừng lại một chút, xem việc mình chuẩn bị làm đang thuộc dạng nào? Nếu là việc lợi mình lợi người thì nên làm ngay và luôn. Còn hại người hại mình thì tuyệt đối không làm, nếu làm thì quá ngu. Đôi khi ta phải làm việc hại mình mà lợi người trong những trường hợp đặc biệt. Cái thiệt của mình nhỏ nhưng cái lợi là rất lớn cho người. Còn đừng vì cái lợi trước mắt mà nghĩ làm hại đến người khác. Vô Thường sẽ không để ta giữ lại được bất cứ cái gì trên thế gian này. Chỉ có tạo Công đức mới theo ta mãi mãi.

Để ngăn thân tạo nghiệp không phải dễ dàng

Thân là cái ta sử dụng hằng ngày, nên cứ nghĩ là mọi hành động thân ta làm ta đều thấy được. Điều này hoàn toàn không đúng, con người có xu hướng làm theo thói quen. Và luôn cho việc mình làm đã đúng nêu rất khó kiểm soát hành động của thân mình.

Đức Phật dạy chúng ta quán thân trên thân trong Tứ Niệm Xứ. Mục đích trước hết là giúp ta quan sát lấy các hành động của thân mình. Khi thành thục rồi ta sẽ kiểm soát những hành động mà thân sẽ làm. Không để cho thân ta làm theo quán tính để tạo nghiệp. Cần quá trình tu hành quán thân lâu dài: đi biết đi, đứng biết đứng, ngồi biết ngồi, nằm biết nằm… thường xuyên.

Khẩu tạo nghiệp bằng cách nào?

Khẩu là cái miệng hay chính xác là lời nói phát ra từ cái miệng. Cái miệng là cái dễ gây nghiệp nhất, vì lời nói gió bay nên con người cứ thỏa mái nói, nói cho sướng cái miệng. Khẩu nghiệp dễ hay mắc phải vì mọi người thường chủ quan và không để ý đến. Chỉ một lời nói làm tan cửa nát nhà, chỉ một lời nói ôm hận nghìn thu, chỉ một lời nói dẫn đến cái chết cho người khác… Chính sự nguy hiểm của khẩu nghiệp mà ông bà ta có câu: trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần.

Theo sách kinh Phật, khẩu nghiệp là tội rất nặng mà con người nên tránh xa. Bởi một khi đã khẩu nghiệp, dù bạn có làm việc thiện và cầu an bao nhiêu. Thì cũng không thể hóa giải được hết nghiệp, có chăng chỉ là giảm nhẹ đi một chút thôi. Cách tốt nhất để có cuộc sống an vui bình yên là nên tu khẩu, bớt khẩu nghiệp. Đồng thời, nó còn giúp bạn tích thêm phúc đức cho mình và gia đình của bạn.

Đức Phật dạy Bát Chánh Đạo trong đó có Chánh Ngữ

Chánh ngữ: lời nói công bình, chân thật, hợp lý và ngay thẳng. Trong 5 giới cho người tại gia: Không sát sinh, không trộn cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu.

Khẩu nghiệp trong Phật giáo còn có tên gọi khác là ngữ nghiệp. Hiểu một cách đơn giản đây chính là nghiệp do chính những lời nói không tốt đẹp của chúng ta tạo nên.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng có lúc lỡ buông lời nói xấu, cay đắng gây tổn thương tới người đối diện. Nhiều người nghĩ đơn giản đây chỉ là lời nói. Nhưng vô tình chúng đã được tích thành nghiệp và bạn sẽ phải nhận lấy trong tương lai.

Ý tạo nghiệp như thế nào?

Ý là suy nghĩ bên trong của chúng ta, mọi hành động của thân và khẩu đều xuất phát từ cái ý này.

Nên ý là cái đầu tiên hình thành nên nghiệp. Ý khởi lên từ một tâm nào đó tại lúc đó. Nên chính cái tâm gì tâm bất thiện hay tâm thiện. Là tiền đề khởi lên ý thiện hay bất thiện.

Ý luôn thay đổi không ngừng, mới có câu: “nhất niệm thành ma, nhất niệm thành Phật.”

Để có Tâm Ý thanh tịnh cần có chánh kiến để biết việc gì đúng, việc gì không đúng. Vì vậy quý vị hãy luôn lắng nghe nhiều bài  thuyết Pháp, để thấm nhuần đạo Phật để tạo Ý thiện.

Nghiệp là gì?

Phật Giáo gọi ý muốn làm ấy là Tác ý (cetana). Tất cả những hành động có tác ý, dầu biểu hiện bằng thân, khẩu, hay ý , đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện hay bất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm, mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp.

Đức Phật dạy:”Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý”

Nghiệp là quả của cái gây ra từ thân khẩu ý ta gieo. Nếu ta dùng thân, lời nói hay ý tạo ra cảm thọ đau khổ cho người hay vật xung quanh. Sẽ tạo cái nhân gây nghiệp xấu…

Thập thiện nghiệp trong Đạo Phật

Nghiệp có thể chia ra làm 3 loại là nghiệp lành, nghiệp dữ và nghiệp vô ký (không lành, không dữ).

3 nghiệp dữ về “thân” bao gồm:

Sát sinh
Trộm cắp
Tà dâm

4 nghiệp dữ về “khẩu” bao gồm:

Nói dối
Nói thêu dệt
Nói 2 chiều
Nói lời hung ác

3 nghiệp dữ về “ý” bao gồm:

Tham lam
Giận hờn
Si mê

Nghiệp lành: là những hành vi không gây hại cho mình, cho người, cho vật ở cả hiện tại cũng như vị lai.

Nghiệp dữ: là những hành vi gây hại cho mình, cho người, cho vật ở hiện tại hoặc vị lai. Phật dạy: “Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch… Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được”

Nghiệp vô ký (không lành, không dữ): là hành động không tạo nghiệp nữa. Các vị đã đoạn tận Vô minh và Ái dục.

Có cách nào làm cho thân khẩu ý tạo nghiệp thiện lành không

Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp tu tập trong Đạo Đế – Tứ Thánh Đế. Có phần Tứ Chánh Cần.

Tứ Chánh Cần là bốn pháp siêng năng tinh tấn hợp với chánh đạo. Bốn phép tinh tấn ấy là:

Tinh tấn ngăn ngừa những điều ác chưa phát sanh.

Tinh tấn dứt trừ những điều ác đã phát sanh.

Tinh tấn phát triển những điều lành chưa phát sinh.

Tinh tấn tiếp tục phát triển những điều lành đã phát sinh.

Giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh không tạo nghiệp

Cảm ơn quý độc giả đã bỏ thời gian cùng Cuộc sống tốt đẹp xem chủ đề: Giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh không tạo nghiệp. Chúc quý độc gia Thân an – Tâm lạc, luôn an bình trong ánh từ quang của Mười Phương Chư Phật.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Bài viết được đề xuất

1 Bình luận

  1. Chào quý độc giả hay cùng cuocsongtotdep.com tìm hiểu chủ đề: Giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh không tạo nghiệp Để có cái nhìn rõ ràng hơn, giúp ta tạo nhiều phước báu trong cuộc đời.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *