Chào quý độc giả thân mến! Hôm nay, hãy cùng cuocsongtotdep.com tìm hiểu Chủ đề: “Hiểu ngũ uẩn trong Đạo Phật để có nền tảng vững chắc trên con đường tu tập hết khổ nhé”
Theo đạo Phật, những nỗi khổ đau của con người đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, thiếu trí huệ. Vô minh thường được coi là nỗi bất hạnh lớn nhất của chúng sinh. Để có trí tuệ cần suy tư quán chiếu và đoạn diệt khổ đau. Để giải quyết vấn đề ấy, Đức Phật đã phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa thành Uẩn, Xứ, Giới – tức là 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới. Sự biết rõ về Uẩn, Xứ, Giới nghĩa là biết rõ về bản chất của thế giới hiện tượng bao gồm con người và thế giới mà con người đang sống.
Ngũ là năm, uẩn là chất chứa, chồng chất nhiều lên
Ngũ uẩn gồm: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn
Nguồn gốc Ngũ uẩn Đức Phật thuyết
Từ ngũ uẩn là Đức Phật sau khi chứng ngộ Người nhìn tất cả các cõi có trên vụ trụ này. Tất cả các loài đều có cấu tạo từ ngũ uẩn. Có loài đầy đủ ngũ uẩn, có loài ít hơn
Đặc biệt con người và một số loài ở chư thiên có đủ năm ngũ này.
Sắc uẩn: là yếu tố vật chất
Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc.
Vậy sắc uẩn là toàn bộ vật chất cấu tạo nên thân thể của này. Thân này cấu tạo từ tứ đại: Đất, nước, gió, lửa khi có đủ duyên sẽ hợp thành.
Thân này chịu biến đổi quy luật vô thường luôn sinh, lão, bệnh, tử.
Đức Phật dạy Quán Thân trên Thân để thấy mọi việc xảy ra ở trên thân…
Đức Phật tìm ra Con Đường Trung Đạo không đắm chìm trong dục lạc, cũng không tu hành ép xác… Sống thiểu dục tri túc. Sống nhu cầu tối thiểu là biết đủ. Phải có thân khỏe mạnh thì trí tuệ mới minh mẫn sáng suốt. Mới tiếp thu và hiểu giáo lý Phật dạy. Quý trình giải thoát là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian tu tập. Nên cần chăm lo cho thân khỏe mạnh để có thời gian tu tập.
Thọ uẩn: là yếu tố cảm giác
Thọ là những cảm nhận của tâm, khi căn tiếp xúc với trần. Con người trôi trong kiếp luân hồi này. Sinh ra và chết đi không biết bao nhiêu kiếp. Cảm thọ cũng vì duyên đó mà chất chứa thêm theo từng kiếp. Ngày càng chất chồng, là chướng ngại vô cùng dày nên mới gọi thọ uẩn. Thọ uẩn đầy đủ có 108 tâm cảm thọ. Có 3 cảm thọ gốc: cảm thọ khổ, cảm thọ lạc, cảm thọ không khổ không lạc. Mỗi cảm thọ sinh ra luôn có một tâm phiền não kèm theo tham, sân, si …
Đức Phật dạy quán thọ trên các cảm thọ để quan sát rõ cái cảm thọ ở tâm mình. Nó sinh ra – tồn tại – diệt như thế nào. Khi đã quan sát thành thục các cảm thọ. Giúp ta không cho cảm thọ sinh trưởng và dần dần giảm bớt cảm thọ – giảm tâm phiền não.
Tưởng uẩn: là yếu tố tri giác
Tưởng là những hình ảnh chạy qua trong tâm. Tưởng uẩn là một phần quan trọng, đã có từ nhiều kiếp từ vô thỉ đế giờ. Tưởng giúp ta hình dung được một chuyện ở quá khứ dưới dạng một hình ảnh hay đoạn phim. Là cơ sở để Hành uẩn đánh giá, xem xét một vấn đề. Có 6 tưởng: Sắc tưởng, thinh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Theo tính chất tưởng gồm: niệm tưởng, liên tưởng, ảo tưởng, hoang tưởng, tưởng tượng. Quán chiếu tưởng uẩn giúp ta biết nó, nhận diện quá trình sinh khởi, tồn tại, đoạt diệt thế nào? Khi thành thục ta hoàn toàn thay đổi những duyên tạo tưởng không lành,… giảm dần phiền não.
Hành uẩn: là yếu tố hoạt động
Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước một quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác. (Gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành)
Đức Phật dạy: “Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là các hành.”
Vậy Hành uẩn là những đánh giá liên tục xảy ra trong tâm trí ta. Dựa trên những hình ảnh hay thước phim của tưởng uẩn. Hành sẽ tổng hợp những dữ liệu ở quá khứ, hiện tại để có thông tin tại nên thức uẩn nhận biết. Hành hoạt động liên tục khi chúng ta thức. Vì vậy, luôn quán chiếu nó để biết được hành đang rông chơi chốn nào. Khi tâm ta quay lại quán hành, hành sẽ không còn rông chơi nữa. Cũng ví như khi ánh sáng đến bóng tối sẽ tan biến vậy.
Thức uẩn: là yếu tố nhận thức
Thức là cái biết. Thông qua thọ, tưởng, hành sẽ có được cái biết gọi là Thức.
Ngũ uẩn là quả của nghiệp trong nhiều kiếp quá khứ. Nên sắc, thọ tưởng, hành, thức ở mỗi người là khác nhau. Nếu có người nhanh hiểu một vấn đề, có người chậm hơn.
Hiểu ngũ uẩn trong Đạo Phật giúp gì
Tính chất khổ và vô thường của năm uẩn là một trong những quan điểm quan trọng nhất của Phật giáo. Khổ xuất phát từ lòng ham muốn, không hiểu sự vô thường của ngũ uẩn, không chắc thật của các uẩn đó.
Con người được tạo thành từ năm uẩn, là một sự giả hợp, không có một cái “ta” thật sự đứng đằng sau con người (Vô ngã). Tri kiến về tính vô ngã của ngũ uẩn là một tri kiến rất quan trọng, nó có thể đưa đến giải thoát.
Đại sư người Đức Nyānatiloka trình bày như sau về tầm quan trọng đó:
“Đời sống của mỗi chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân – tâm, một chuỗi hiện tượng đã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận sau khi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúng không hề tạo thành một cái gì gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì được gọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòng tin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là một ảo tưởng.”
Cảm ơn quý độc giả đã cùng Cuộc sống tốt đẹp tìm hiểu chủ đề: hiểu ngũ uẩn trong Đạo Phật. Chúc quý độc giả Thân an – Tâm lạc, vạn sự bình an.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Chào quý độc giả thân mến! Hôm nay, hãy cùng cuocsongtotdep.com tìm hiểu Chủ đề: “Hiểu ngũ uẩn trong Đạo Phật để có nền tảng vững chắc trên con đường tu tập hết khổ nhé”
[…] Hiểu ngũ uẩn trong Đạo Phật […]