11. KINH KEVADDHA (KIÊN CỐ) (Kevaddha Sutta)

Chúng sinh còn phước duyên nên vẫn còn giữ được Những lời Phật Thuyết. Kinh 11. KINH KEVADDHA (KIÊN CỐ) (Kevaddha Sutta) – Kinh Trường Bộ. Tạng Kinh Nikaya – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF. Quý Phật tử đọc kỹ và tìm hiểu thật kỹ những từ mà Đức Phật sử dụng, hiểu để sống đúng như Phật, thực hành hằng ngày và giải thoát. Cuộc sống tốt đẹp chúc quý Phật tử Tâm hoan hỷ – Thân khinh an.

Tóm tắt nội dung chính 11. KINH KEVADDHA (KIÊN CỐ) (Kevaddha Sutta):

1. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn ở tại Nalandà trong vườn Pavàrikampa. Lúc bấy giờ cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha đến tại chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh, nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa.
Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha:
– Kevaddha, Ta không dạy cho các Tỷ-kheo pháp này: “Này các Tỷ-kheo các Ngươi hãy thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa cho các cư sĩ áo trắng”.

Sau cư sĩ Kevaddha thỉnh vấn đề đến lần thứ ba.

3. Lần thứ ba, cư sĩ trẻ tuổi Kevaddha Bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, con không muốn phiền nhiễu Thế Tôn. Con chỉ nói: “Bạch Thế Tôn, Nalandà này có uy tín và phồn thịnh. Nhân dân đông đúc và tín kính Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, lành thay nếu Thế Tôn chỉ giáo cho một Tỷ-kheo thị hiện thượng nhân pháp, thần thông biến hóa. Nhờ vậy Nalandà này sẽ được nhiều người tín kính Thế Tôn hơn nữa”.
– Này Kevaddha, có ba pháp thần thông này Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Thế nào là ba? Tức là biến hóa thần thông, tha tâm thần thông, giáo hóa thần thông.

Lý do Thế Tôn không cho phép Tỷ-kheo sử dụng thần thông biến hoá:

4. Này Kevaddha, thế nào là biến hóa thần thông? Này Kevaddha, ở đời có Tỷ-kheo chứng được các thần thông: Một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân; Hiện hình, biến hình đi ngang qua vách, qua tường, qua núi, như đi ngang qua hư không; Độn thổ trồi lên, ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước không chìm như đi trên đất liền; Ngồi kiết- già đi trên hư không như con chim; với hai bàn tay chạm và rờ mặt trời và mặt trăng; Những vật có đại oai thần lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên. (…)

Người không có lòng tín thành có thể nói với người có lòng tín thành: “Này Tôn giả, có một chú thuật gọi là Gandhhàrì. Nhờ chú thuật hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân… có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên”. Này Kevaddha, ngươi nghĩ thế nào?

Người không có lòng tín thành có thể nói với người có lòng tín thành như vậy không?
– Bạch Thế Tôn, có thể nói như vậy.
– Này Kevaddha chính vì ta thấy sự nguy hiểm trong sự biến hóa thần thông mà ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ biến hóa thần thông.

Lý do Thế Tôn không cho phép Tỷ-kheo sử dụng tha tâm thần thông:

6. Này Kevaddha, thế nào là tha tâm thần thông? Này Kevaddha, ở đời có Tỷ-kheo nói lên tâm, nói lên tâm sở, nói lên sự suy tầm nói lên sự suy tư của các loài hữu tình khác, của các người khác: “Như vậy là ý của Ngươi”. Có người có lòng tín thành thấy Tỷ-kheo nói lên tâm sở, nói lên sự suy tầm và nói lên sự suy tư của các loài hữu tình khác, của các người khác: “Như vậy là ý của Ngươi, thế này là ý của Ngươi, như vậy là tâm của Ngươi”. (…)

Người không có lòng tín thành có thể nói với người có lòng tín thành: “Này Tôn giả, có một chú thuật gọi là Maniko, nhờ chú thuật này, Tỷ-kheo nói lên tâm, nói lên tâm sở, nói lên sự suy tầm, và nói lên sự suy tư của các loài hữu tình khác, của các người khác… “Thế này là ý của Ngươi, như vậy là tâm của Ngươi”.
Này Kevaddha, Ngươi nghĩ thế nào? Người không có lòng tín thành có thể nói với Ngươi có lòng tín thành như vậy không?
– Bạch Thế Tôn, có thể nói như vậy?
– Này Kevaddha chính Ta thấy sự nguy hiểm trong sự tha tâm thần thông mà Ta nhàm chán, hổ thẹn, ghê sợ tha tâm thần thông.

Thế Tôn dạy các Tỷ-kheo dùng giáo hóa thần thông độ chúng sanh:

8. Này Kevaddha, thế nào là giáo hóa thần thông? Ở đời có Tỷ-kheo giáo hóa như sau: “Hãy suy tư như thế này, chớ có suy tư như thế kia; Hãy tác ý như thế này, chớ có tác ý như thế kia; Hãy trừ bỏ điều này, hãy chứng đạt và an trú điều kia”.
Này Kevaddha, như vậy gọi là giáo hóa thần thông.
9. Này Kevaddha, nay ở đời đức Như Lai xuất hiện là bậc A-la-hán Chánh Biến Tri… (đoạn kinh 9-43 tương tự như kinh Sa-môn quả, đoạn kinh số 40 – 74).
44. Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy hân hoan sanh; Do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; Do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Vị Tỷ-kheo, ly dục, ly ác bất thiện pháp. Chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh với tầm với tứ. Tỷ-kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh. Không một chỗ nào trên toàn thân không có hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Thế Tôn thuyết lại kinh sa môn quả, đoạn kinh số 75 – 98. Tu Giới – Định – Tuệ, Này Kevaddha, như vậy là giáo hóa thần thông.

Thế Tôn đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết ba pháp thần thông:

67. Này Kevaddha, ba pháp thần thông này (biến hóa thần thôngtha tâm thần thônggiáo hóa thần thông), Ta đã tự mình giác ngộ và tuyên thuyết. Này Kevaddha thuở xưa, chính một Tỷ-kheo có khởi nghi vấn như sau: “Trong Tỷ-kheo chúng này – địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại – đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn?” Này Kevaddha, vị Tỷ-kheo ấy nhập định, và trong định tâm, con đường đưa đến Thiên giới hiện ra.

Cõi trời dục giới Bốn Thiên vương thiên:

68. Này Kevaddha, lúc bấy giờ vị Tỷ-kheo ấy đi đến Bốn Thiên vương thiên. Khi đến xong, liền nói với các vị Bốn Thiên vương thiên: “Này các Hiền giả, bốn đại chủng này: Địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn?”.
Này Kevaddha, được nghe nói vậy Bốn Thiên vương thiên nói với vị Tỷ-kheo ấy: “Này Tỷ-kheo, chúng tôi không được biết. Bốn đại chủng ấy – địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại – đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn”. Này Tỷ-kheo, có bốn Ðại vương ưu thế hơn và thù thắng hơn chúng tôi. Những vị này có thể biết. Bốn đại chủng này, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại đi đâu sau khi biến diệt hoàn toàn.

Các cõi trời dục giới và sắc giới:

69. Này Kevaddha, vị Tỷ-kheo đi đến bốn vị Ðại vương, … lần lượt đến các cõi trời: Ba mươi ba thiên, Ðế thích chư thiên tên là Sakka. Chư Thiên tên là Yàma (Dạ-ma), Thiên tử Suyàma. Chư Thiên Tusità, Thiên tử Santusita. Chư Thiên tên là Nimmànarati (Hóa lạc thiên), Thiên tử tên là Sunimmita. Chư thiên gọi là Paranimmitavasavatti (Tha hóa tự tại thiên), Thiên tử tên là Vasavatti. Chư Thiên gọi là Brahmà Kayikà (Phạm thiên), Ðại Phạm thiên. (…)

Này Kevaddha, khi bấy giờ Ðại Phạm thiên cầm tay Tỷ-kheo ấy, kéo ra một bên rồi nói với Tỷ-kheo: “Này Tỷ-kheo, chư Thiên Brahmà Kayikà xem rằng: “Không có gì Phạm thiên không thấy, không có gì Phạm thiên không hiểu, không có gì Phạm thiên không chứng“. Do vậy, trước mặt chúngta không có trả lời: “Này Tỷ-kheo, ta không được biết. Bốn đại chủng ấy – địa đại… phong đại – đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn”. Do vậy, này Tỷ-kheo, Ngươi đã làm sai, Ngươi đã lầm lẫnkhi Ngươi bỏ qua Thế Tônhướng đến người khác để trả lời câu hỏi ấy. Này Tỷ-kheo, Ngươi hãy đi đến Thế Tôn hỏi câu hỏi ấy, và hãy thọ trì những gì Thế Tôn trả lời”.

Thế Tôn trả lời bốn đại chủng này, – địa đại… phong đại – đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?

84. Này Kevaddha, Tỷ-kheo ấy, như nhà đại lực sĩ duỗi ra cánh tay đã co lại, hay co lại cánh tay đã duỗi ra. Biến mất ở Phạm thiên giới và hiện ra trước mặt Ta. Này Kevaddha, Tỷ-kheo ấy đảnh lễ Ta và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, này Kevaddha, Tỷ-kheo ấy nói với Ta: “Bạch Thế Tôn, bốn đại chủng này, – địa đại… phong đại – đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?”.
85. Này Kevaddha, được nghe nói vậy, Ta nói với Tỷ-kheo ấy: “Này Tỷ-kheo, thuở xưa các hải thương khi đi thuyền vượt biển thường đem theo con chim có thể thấy bờ. Khi chiếc thuyền vượt biển quá xa không trông thấy bờ. Các nhà hải thương liền thả con chim có thể thấy bờ. Con chim bay về phía Ðông, bay về phía Nam, bay về phía Tây, bay về phía Bắc, bay lên Trên, bay về các hướng Trung gian. Nếu con chim thấy bờ xung quanh, con chim liền bay đến bờ ấy. Nếu con chim không thấy bờ xung quanh, con chim bay trở về thuyền”.

Cũng vậy, này Tỷ-kheo, Ngươi đã tìm cho đến Phạm thiên giới mà không gặp được câu trả lời cho câu hỏi ấy, nên nay trở về với Ta. Này Tỷ-kheo, câu hỏi không nên hỏi như sau: “Bạch Thế Tôn, bốn đại chủng ấy – địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại – đi đâu, sau khi biến diệt hoàn toàn?”.

Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận:

Này Tỷ-kheo, câu hỏi phải nói như sau: “Chỗ nào mà địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại. Dài ngắn, tế, thô, tịnh, bất tịnh không có chân đứng? Chỗ nào cả danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn?” Và đây là câu trả lời cho câu hỏi này:
Thức là không thể thấy, vô biên, biến thông hết thảy xứ. Ở đây, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại không có chân đứng. Ở đây, cũng vậy dài, ngắn, tế, thô, tịnh và bất tịnh. Ở đây danh và sắc tiêu diệt hoàn toàn. Khi thức diệt, ở đây mọi thứ đều diệt tận”.
Thế Tôn thuyết như vậy. Kevaddha, cư sĩ trẻ tuổi hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Chỉ những bậc thánh A-la-hán và Phật thức được diệt tận. Đây là trạng thái Niết Bàn.

Quý Phật Tự tải file về để đọc trọn bộ KINH KEVADDHA (KIÊN CỐ) (Kevaddha Sutta) – PDF – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ nhé.

Quý Phật tử muốn xem và nghe Toàn Bộ Kinh Nikaya Nam Truyền Vẫn Giữ Những Lời Phật Thuyết: Thỉnh Kinh

Kinh Sa Môn Quả – Trường Bộ Kinh – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kinh Tam Minh – Trường Bộ Kinh – Hòa Thường Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kinh Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kinh Phạm Võng – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ

Kinh Lohicca (Lô-Hi-Gia) – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ Kinh

Đế Thích Sở Vấn – Kinh Trường Bộ – Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch Việt Ngữ PDF

Kính chúc Quý Phật tử Cuộc sống tốt đẹp – Tâm hoan hỷ Thân khinh an!

Bài viết được đề xuất

1 Bình luận

  1. Tóm tắt nội dung chính 11. KINH KEVADDHA (KIÊN CỐ) (Kevaddha Sutta)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *